CỌC KHOAN NHỒI CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẠNH TRANH TẠI TP HCM


Đơn giá thi công cọc khoan nhồi tham khảo

1. Đối với hạng mục công trình nhà ở dân dụng (nhà phố, nhà ống, biệt thự,...):

                                                      
Nội dungĐơn giá (VNĐ/mét)
Cọc khoan D300 mm380.000
Cọc khoan D400 mm460.000
Cọc khoan D500 mm660.000

Tham khảo chi tiết đơn giá TẠI ĐÂY!

2. Đối với hạng mục công trình công cộng, nhà cao tầng, chung cư,... (chiều dài cọc >= 1500m):
Nội dungĐơn giá (VNĐ/mét)
Cọc khoan D300 mm280.000
Cọc khoan D400 mm360.000
Cọc khoan D500 mm470.000
Cọc khoan D600 mm670.000
Cọc khoan D800 mm750.000
Cọc khoan D1000 mm900.000
Cọc khoan D1500 mm1.300.000
Cọc ép 25x25 cm200.000
Cọc ép 30x30 cm280.000

( Đơn giá trên đã bao gồm: nhân công, vật liệu, BTCT mác 250 & 300, sắt Việt Nhật) 

Trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, xu hướng thi công nhà trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh thường sử dụng Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT cho nền móng. Vì trên thực tế Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT sử dụng tốt nhất đối với những nhà cao tầng có diện tích > 70 m2 và cao khoảng 4 tầng. Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT có tiết diện cọc thường từ 300-600 mm, chịu tải trọng lớn từ 30 - 90 tấn trên một đầu cọc.

Về ưu điểm thì Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT ổn định hơn ép cọc BTCT. Giá thành thì lại chỉ ngang bằng hoặc rẻ hơn ép cọc BTCT. Chính giá thành và chất lượng của Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT đã đem lại sự lựa chọn đúng đắn cho người sử dụng.

coc khoan nhoi

Sau đây là một số ưu điểm của Cọc Khoan Nhồi Mini BTCT :
  • Không phải đào bỏ đi phần nền móng công trình cũ mà vẫn triển khai thi công được móng cọc khoan nhồi.
  • Đảm bảo không gây ảnh hưởng sụt, lún, hư hại cho CT bên cạnh.
  • Chịu được lực tác dụng của động đất nên đến cấp 8,cấp 9.
  • Đưa kết cấu móng công trình về trạng thái làm việc chịu lực nén đúng tâm.
  • Giá thành xây dựng của móng cọc khoan nhồi bêtông cốt thép chỉ tương đương với giá thành của móng ép cọc bêtông cốt thép.
  • Thép kết cấu dài liên tục 11,7m
  • Chịu lực sô ngang tốt hơn cọc ép (Vì cọc ép phải hàn táp do đó lực sô ngang là rất thấp.Nếu nhà bên xây sau thi rất có thể sẽ làm ảnh hưởng tới cọc ép của nhà xây trước.)
Sức chịu tải tham khảo: Ø300 = 35 tấn, Ø350 = 42 tấn, Ø400 = 56 tấn, Ø500 = 86 tấn, Ø600 = 140 tấn.

ép cọc khoan nhồi

- Tùy theo điều kiện địa chất và tải trọng của công trình, trên tổng thể giá thành của phương án xử lý nền móng khi sử dụng cọc nhồi đường kính nhỏ hợp lý do khả năng chịu tải trên mỗi đầu cọc khá cao nên số lượng cọc trong móng giảm. Thêm vào đó phần đài cọc, giằng móng giảm thiểu do số lượng cọc ít, cọc có thể thi công sát công trình bên cạnh (cách>=10cm) nên không phải thiết kế đài cọc kiểu consol dẫn đến làm giảm kích thước đài cọc. 
- Thiết bị thi công nhỏ gọn nên có thể thi công trong điều kiện xây dựng chật hẹp. Không gây ảnh hưởng đối với phần nền móng và kết cấu của các công trình kế cận.
- Độ an toàn trong thiết kế và thi công cao. Bê tông được đổ liên tục từ đáy hố khoan lên trên nên tránh được tình trạng chấp nối giữa các cọc. Độ nghiêng lệch của các cọc nằm trong giới hạn cho phép.
- Thời gian thi công nhanh.
- Xác định địa tầng từng cọc xuyên qua một cách trực quan, từ đó có thể xác định chính xác chiều sâu cọc để đảm bảo an toàn. Xác định được độ ngầm của cọc vào tầng đất tốt. (Sét dẻo cứng, cát hạt trung, cát thô chặt vừa)
- Sử dụng tốt cho trường hợp lớp đất tốt xen kẹp bên trên lớp đất xấu mà không thể đóng hoặc ép cọc BTCT thông thường.
- Thiết bị thi công đa dạng có thể lựa chọn tùy theo mục đích và điều kiện thi công, phần lớn thiết bị được sản xuất tại Việt Nam, phụ tùng dễ thay thế.
- Dễ thi công móng và đà kiềng, khối lượng bê tông và cốt thép ít, đào đắp đất ít, không ảnh hưởng nhà bên cạnh hoặc ngược lại.
- Đường kính cọc tăng giảm và tùy theo sức chịu tải tính toán: Ø300, 350, 40, 500, 600,...
- Không có trên lệch giữa các tim cọc, từ đó khi tính toán cho móng & đà kiềng không cần đặt hệ số an toàn lớn, tiết kiệm được chi phí cho công trình.
- Không đào nền để làm móng, giữ nguyên sự ổn định của đất nền.
- Biết rõ ràng địa tầng, từng lớp bên dưới, từ đó có thể tính toán chính xác sức chịu tải của cọc. Khi đưa ra thực tế rất ít sai lệch, xác định địa tầng đất chịu lực tốt.
- Tính bền vững và ổn định của công trình rất cao, không bị ảnh hưởng khi nhà liền kề đào móng xây dựng, không bị nghiêng lún.
- Không có khớp nối như cọc ép, đảm bảo truyền tải trọng đúng tâm.
- Dễ kiểm soát tỷ lệ trộn bê tông và cốt thép khi đổ cọc. Mác bê tông rất cao.

- Kết quả thí nghiệm thực tế:
  • Cọc Ø 300 đạt 30 - 60 T/ cọc
  • Cọc Ø 350 đạt 50 - 80 T/ cọc
  • Cọc Ø 400 đạt 60 - 90 T/ cọc
  • Cọc Ø 500 đạt 80 - 130 T/ cọc
  • Cọc Ø 600 đạt 100 - 160 T/ cọc
- Thực tế cho thấy cọc khoan nhồi không có nhiều khuyết tật. 
- Thi công mọi địa hình (kể cả trên sông)
- Tính an toàn lao động cao hơn cọc ép.
- Giá thành tương đương cọc ép.
- Có thể khoan xuyên tầng đất cứng.
- Đưa tải của công trình xuống tầng đất chịu lực (cát hạt thô)
- Khi gặp chướng ngại vật hoặc tầng đất tốt giả định có thể khoan phá để xuống sâu hơn đến tầng đất chịu lực.
- Phạm vi ứng dụng:
- Các công trình nhà cao tầng xây chen trong thành phố.
- Gia cố nền cho các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng tầng.
- Các công trình có mặt bằng thi công chật hẹp (không thể đưa các thiết bị thông thường vào thi công).
- Các công trình có yêu cầu về bảo đảm an toàn cho các công trình lân cận, cần tránh xảy ra tranh chấp, đền bù hư hỏng cho quá trình xây dựng.
- Các công trình cầu, móng hàng rào, tường bao cho tầng hầm, công trình trên bờ sông...
- Các công trình có địa tầng xen kẹp phức tạp.

*Khuyết điểm:

- Công nghệ phức tạp tốn nhiều công đoạn, đòi hỏi bên thi công phải có chuyên môn và kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi.
- Mặt bằng thi công sình lầy do dung dịch sét
- Nhiều công đoạn thi công và giám sát.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này